Trong 02 ngày diễn ra phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các bị cáo là cựu lãnh đạo SCB đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu. Các bị cáo nói bản thân chỉ làm công ăn lương hoặc không nắm tình hình, chỉ làm theo chỉ đạo.
Trong nhóm lãnh công ty thẩm định giá tài sản ngân hàng SCB, bị cáo Trần Văn Nhị khai, năm 2020, Trần Thị Mỹ Dung (phó Tổng Giám đốc ngân hàng SCB) yêu cầu ông Nhị liên hệ với bà Trần Thị Kim Ngân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP Thẩm định giá Thiên Phú) để phát hành 2 chứng thư thẩm định giá tài sản ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản. Ngân hàng SCB đã dùng 2 chứng thư này để hợp thức hóa hồ sơ vay, giải ngân với tổng số tiền là hơn hơn 105.000 tỉ đồng. Bị cáo Bùi Ngọc Sơn (cựu nhân viên Phòng Tái thẩm định SCB) khai chỉ tiếp nhận, đưa hồ sơ giấy tờ theo chỉ đạo. Hành vi của Trần Văn Nhị, Trần Thị Kim Ngân, Trần Tuấn Hải đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064 tỉ đồng.
Trước tòa, các bị cáo thuộc các công ty thẩm định giá cho rằng, thời điểm dịch Covid-19 khó khăn nên các bị cáo phải chấp nhận phát hành các chứng thư thẩm định giá, không biết mục đích của SCB, rút tiền tại chính ngân hàng mình.
- Dự án Mũi Đèn Đỏ được nâng khống gấp nhiều lần giá trị thực (14.03.2024)
- Vì sao bà Trương Mỹ Lan không đồng ý kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân? (14.03.2024)
- Đề nghị dùng 13 tài sản ngoài vụ án để khắc phục hậu quả (13.03.2024)
- Vụ Vạn Thịnh Phát: Ai là chủ thực sự của SCB? (13.03.2024)
- Tòa sẽ tạo điều kiện để các bị cáo khắc phục hậu quả (13.03.2024)
- Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa đã thẩm vấn hơn 50 bị cáo (10.03.2024)
- Những điểm chính yếu qua 4 ngày xét xử đại án Vạn Thịnh Phát (09.03.2024)
- Vụ án Vạn Thịnh Phát: 84 bị cáo đã trả lời xét hỏi trước tòa thế nào? (09.03.2024)
- Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ngày thứ 3 (09.03.2024)
- Bắt chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh và cựu chủ tịch Cao Khoa (09.03.2024)