Vớ y khoa là một trong những phương pháp trị liệu hỗ trợ hiệu quả cho bệnh suy tĩnh mạch (nhất là suy tĩnh mạch chân). Tuy vậy, bạn đã biết cách chọn mua và sử dụng vớ y khoa sao cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu những kiến thức này nhé.
Cách thức hoạt động của vớ y khoa
Vớ y khoa là loại vớ được đan dệt với kỹ thuật đặc biệt giúp tạo áp lực từ bàn chân lên dần tới đùi. Áp lực này giảm dần từ dưới lên (bàn chân áp lực nhiều nhất, đến cổ chân, và nhẹ nhất khi lên tới đùi). Vớ sẽ bơm hỗ trợ liên tục giúp máu lưu thông tốt ở chân, ngay cả khi bạn đứng nhiều hoặc ngồi nhiều.
Theo Bác sĩ Nguyễn Kim Anh, Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Quận Thủ Đức TP HCM: “Người bị suy tĩnh mạch có hiện tượng phù chân (ở mắt cá hoặc bàn chân), các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, xuất hiện các mảng bầm máu trên da. Khi có những triệu chứng này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Mang vớ y khoa thường là giải pháp hiệu quả mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân thực hiện.
Cách chọn mua vớ y khoa
Vớ y khoa có nhiều loại: loại hở ngón, bít ngón, dạng vớ đùi hay vớ gối. Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyên dùng loại vớ thích hợp.
- Nếu bị suy tĩnh mạch ở khu vực gần bàn chân và mắt cá chân nên chọn vớ điều trị dạng gối bít
- Nếu bị suy tĩnh mạch ở khu vực qua gối nên chọn vớ đùi.
Nếu bạn muốn chất liệu vớ mềm mại, thoáng khí và mỏng có thể chọn dòng vớ điều trị suy tĩnh mạch có chất liệu từ các vi sợi tổng hợp, mềm mịn.
Khi chọn mua vớ y khoa, bạn nên chọn size vớ theo chính xác vòng đùi, vòng cẳng chân, cổ chân. Vớ chật quá hay rộng quá đều không tốt cho hoạt động của tĩnh mạch.
Trên thị trường hiện có nhiều loại vớ y khoa với mức giá dao động từ 700.000đ đến 1.500.000đ. Với bệnh nhân ở tình trạng nhẹ cấp độ 1, 2 thì có thể mua loại 300.000-500.000 đ. Xuất xứ vớ y khoa trên thị trường hiện nay đa phần là nhập khẩu: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sĩ…
Tùy vào tình trạng, cấp độ bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chọn vớ y khoa với cấp độ phù hợp:
- Class 1 với Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20)
- Class 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30)
- Class 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40).
Cách sử dụng vớ y khoa hiệu quả
- Bệnh nhân nên sử dụng vớ y khoa vào buổi sáng khi mới thức dậy, và tháo ra vào ban đêm trước khi đi ngủ.
- Đeo 3 tiếng tháo ra 1 lần để thoáng chân, máu dễ lưu thông xuống chân.
- Với những người hay ra mồ hôi, hôi chân, thì nên bôi kem, bột kiểm soát mồ hôi trước khi mang vớ.
- Chỉ nên giặt vớ hằng ngày bằng tay, không giặt với chất tẩy, nước xả vải. Tránh phơi với ánh nắng trực tiếp, tránh dùng bàn ủi, lò sưởi để làm khô vớ.
- Nên thay vớ theo chu kỳ 6 tháng/ lần. Để vớ đảm bảo được áp lực đủ để điều trị
- Vớ y khoa và những điều cần biết giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch (31.10.2019)
- Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng máy đo huyết áp tự động tại nhà (31.10.2019)
- Suy tĩnh mạch ở nữ giới nguyên nhân và cách phòng ngừa (31.10.2019)
- Tất tần tật về khẩu trang than hoạt tính (31.10.2019)
- Bác sĩ mách chọn khẩu trang y tế cho trẻ khỏi tác nhân ô nhiễm (31.10.2019)
- Hướng dẫn thiết kế web miễn phí với Google (06.01.2019)
- Tư vấn kinh doanh quán ăn nhỏ, ăn vặt, ăn sáng và những thứ cần chuẩn bị (06.01.2019)
- Web Amazon là gì ? Top các sản phẩm bán chạy nhất của Amazon (06.01.2019)
- Thiết kế web chuẩn SEO là gì? Có quan trọng hay không? (06.01.2019)
- Hướng dẫn thanh toán (08.01.2019)