Vớ y khoa và những điều cần biết giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa và những điều cần biết giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa và những điều cần biết giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa và những điều cần biết giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch

 

Vớ y khoa là một trong những trợ thủ đắc lực đồng hành trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch. Không ít bệnh nhân đã điều trị và phục hồi thành công nhờ kết hợp chữa bệnh bằng vớ y khoa. Nhưng cũng không ít người hiểu sai và sử dụng vớ y khoa không đúng cách, gây tác dụng ngược. Trong bài viết này hãy cũng chúng tôi tìm hiểu thêm kiến thức về vớ y khoa nhé.

Vớ y khoa là gì?

Vớ y khoa (hay vớ suy giãn tĩnh mạch) là một loại vớ đặc biệt, chuyên được sử dụng trong y tế, tùy mục đích chữa bệnh có thể mang từ chân đến đùi hoặc từ chân đến đầu gối. Vớ y khoa hoạt động theo nguyên lý làm giảm áp lực cao ở bàn chân và giảm dần lên trên. Vớ y khoa được sản xuất với mục đích chính phục vụ hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

 

Tác động của vớ y khoa ra sao?

Với thiết kế đan dệt đặc biệt từ chất liệu có tính đàn hồi mạnh, vớ y khoa giúp ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân độ chặt giảm dần từ dưới lên trên phần đầu gối.

tác động của vớ y khoa lên tĩnh mạch

Áp lực của vớ y khoa có từng mức, cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn cản việc hình thành cục máu đông.

Nên mang vớ y khoa cho tới khi nào?

Vớ y khoa nên sử dụng xuyên suốt trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch theo khuyến cáo từ bác sĩ chữa trị. Đối với những bệnh nhân bị huyết khối thì vớ y khoa nên được sử dụng hàng ngày đề phòng biến chứng xảy ra. Vớ y khoa nên dùng vào ban ngày, ngay khi mới thức dậy, không nên dùng vào ban đêm.

Chọn kích cỡ, chiều dài vớ như thế nào?

Khi khám bệnh, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân chọn loại vớ y khoa và size sao cho phù hợp.

Vớ y khoa thường được chia làm 3 loại: 

  • Class 1 với Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20) 
  • Class 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30)
  • Class 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40).

Thời gian mang vớ y khoa trong ngày thế nào là phù hợp?

Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khá nóng và khó chịu. Do đó, khi mang vớ ép y khoa bệnh nhân nên mang khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ sau tiếp tục mang lại để cơ chân không bị mỏi và ảnh hưởng nhiều.

Sử dụng vớ y khoa thường xuyên có dẫn đến biến chứng không?

Vớ y khoa hoạt động theo cơ chế vật lý, không sử dụng chất liệu hóa học nên rất an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên có thể do cơ địa mỗi người, thời tiết nóng bức nên khi mang vớ nhiều có thể gây ra triệu chứng ngứa da (dạ nhạy cảm với chất liệu làm vớ), hôi chân, đỗ nhiều mồ hô. Việc lạm dụng sử dụng vớ y khoa có thể gây teo cơ. Do vậy khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hiệu quả tốt nhất.

Những ai không nên sử dụng vớ y khoa?

Những người mắc các bệnh làm giảm lượng máu cung cấp cho cẳng chân như: đái tháo đường, bệnh lý về động mạch ngoại biên, người hút nhiều thuốc là… không nên sử dụng vớ y khoa. Đặc biệt không mang vớ trong trường hợp vết thương hở, bị lỡ loét tại vùng da mang vớ.

Mẹo cho người mới sử dụng vớ y khoa lần đầu

  • Lần đầu tiên mang vớ, nên tập mang từ loại class 1 nếu tình trạng bệnh không quá nặng, đẻ làm quen với áp lực của vớ.
  • Với người thường xuyên ra mồ hôi, nên bôi ít kem kiểm soát mồ hôi trước khi mang vớ, để phòng trường hợp khó chịu, do đổ nhiều mồ hôi, hôi chân.
  • Thay vớ theo chu kỳ 6 tháng/lần. Để đảm bảo áp lực điều trị.

 

Chia sẻ: