Suy giãn tĩnh mạch là chứng: suy yếu chức năng dẫn máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chân, từ đó gây ứ đọng máu ở vùng thấp của chân và lan lên dần. Hậu quả là gây ra các dấu hiệu như nặng mỏi chân, đau nhức bắp chân, vọp bẻ, nổi gân xanh ngoằn ngoèo, phù chân, ngứa da… Điều đáng nói là nữ giới là đối tượng chủ yếu của chứng bệnh này. Vậy tại sao tỷ lệ suy tĩnh mạch là nữ lại cao như vậy? Làm sao để các chị em có thể đề phòng chứng bệnh này?
Tình hình suy giãn tĩnh mạch ở nữ trong những năm trở lại đây
Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy: nữ giới là đối tượng mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân chiếm tới 70%. Tuy rằng, bệnh xảy ra ở cả nam lẫn nữ, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nữ giới trở thành đối tượng "yêu thích" của căn bệnh này.
Hầu hết các chị em mắc bệnh này là những người: thừa cân, sinh nở nhiều lần, đang mang thai, nhân viên văn phòng. Đáng lo ngại hơn là bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi do thói quen sinh hoạt, công việc của bộ phận lớn giới trẻ hiện tại. Dù không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ra không ít khó khăn và bất tiện cho người mắc phải. Bệnh có nguy cơ biến chứng phức tạp: loét chân, chảy máu, viêm nhiễm, … nếu không phát hiện và điều trị theo phát đồ phù hợp.
Nguyên nhân gì khiến nữ giới trở thành đối tượng chính của chứng suy giãn tĩnh mạch
Theo cơ chế, suy giãn tĩnh mạch chân sẽ phát tác khi máu không được lưu thông tuần hoàn về tim dẫn đến các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, lâu ngày sẽ nổi lên các mạch máu xanh trên da. Những hoạt động, thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại của các chị em nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến lưu thông máu đều có thể là "thủ phạm" gây giãn tĩnh mạch chân. Những hoạt động, thói quen đó có thể là:
- Sử dụng giày cao gót thường xuyên: với công dụng tôn dáng, tăng chiều cao. Giày cao gót như một trang phục bắt buộc phải có khi ra đường của các chị em. Nhưng việc liên tục mang giày cao gót trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến lưu thông máu khiến các tĩnh mạch chân bị tác nghẽn. Từ đó trở thành tiền đề cho chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân xuất hiện.
- Ngồi vắt chéo chân thường xuyên: liên tục ngồi vắt chéo chân trong khoảng thời gian dài khiến các tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn. Chính những áp lực này khiến cho các tĩnh mạch dần yếu đi lâu ngày sẽ hình thành căn bệnh tĩnh mạch mạng nhện.
- Thừa cân, ít vận động: đây cũng là một thói quen cực kỳ không tốt của các chị em, thích ăn vặt nhưng lại lười vận động, dẫn đến tình trạng tăng cân, thừa cân. Các chuyên gia sức khỏe cũng khẳng định thừa cần là một trong những nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch.
- Mang thai, sinh nở nhiều lần: phụ nữ khi mang thai sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự thay đổi nội tiết tố, cộng thêm trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Gây áp lực cho các tĩnh mạch ở đôi chân, gây khó khăn trong đi lại. Trải qua thai kỳ dài khiến các tĩnh mạch ở chân bị tổn thương dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
- Đứng nhiều, ngồi nhiều: Do yếu tố công việc, nhiều chị em phải đứng suốt nhiều giờ liền (lễ tân), hoặc ngồi nhiều (các công việc văn phòng). Gây áp lực lớn cho các tĩnh mạch ở chân, gây giãn tĩnh mạch.
Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho các chị em
- Chế độ ăn uống khoa học: thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ và vitamin C, để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân của bệnh. Ngoài ra, cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như: cà phê, rượu bia, nước tăng lực.
- Tập thói quen rèn luyện thể dục thể thao: dành 15 đến 30 phút hằng ngày để rèn luyện thể thao là phương pháp mà các chuyên gia khuyến khích và khuyên dùng. Nếu bạn là nhân viên văn phòng thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ thì hãy tranh thủ giờ giải lao để vận động giúp các mạch máu lưu thông tuần hoàn và không bị tắc nghẽn.
- Sử dụng vớ y khoa: đây cũng là một trong những cách đang được nhiều người áp dụng để phòng ngừa và điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Vớ y khoa là giải pháp giúp máu trong các tĩnh mạch được lưu thông tuần hoàn và ổn định hơn. Vớ y khoa phù hợp cho những người phải làm công việc đứng, hoặc ngồi thường xuyên, phụ nữ mang thai, thừa cân, béo phì.
- Hạn chế mang giày cao gót, quần bó sát: hạn chế những thói quen này giúp máu lưu thông ổn định, hạn chế tác nhân gây suy giãn tĩnh mạch.
- TÊN GỌI TIẾNG ANH CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ CHỨC DANH Ở ĐỊA PHƯƠNG (20.12.2023)
- Lợi ích tuyệt vời của chanh đào ngâm mật ong vào mùa đông (18.10.2022)
- CHUỐI GIÀ NAM MỸ của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (21.07.2021)
- Tranh chấp trong thẩm định giá có thể giải quyết thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án (15.07.2021)
- Công dụng chữa bệnh của cây vối (16.05.2020)
- Các biến chứng nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng (16.05.2020)
- Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa (16.05.2020)
- Võ hàu sông dùng làm thuốc chữa dương hư, sốt về chiều; chữa ra mồ hôi trộm; mộng tinh; đau bụng kin (16.05.2020)
- Bụi siêu mịn - Sát thủ vô hình và các biện pháp phòng ngừa (04.11.2019)
- Cách chọn mua và sử dụng vớ y khoa (04.11.2019)