Hỏi đáp cùng bác sĩ: Chuyên đề khẩu trang y tế

Hỏi đáp cùng bác sĩ: Chuyên đề khẩu trang y tế

Hỏi đáp cùng bác sĩ: Chuyên đề khẩu trang y tế

Hỏi đáp cùng bác sĩ: Chuyên đề khẩu trang y tế

Không biết tự lúc nào khẩu trang y tế đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi chúng ta khi ra đường. Trong chuyên mục “Hỏi đáp cùng bác sĩ” hôm nay sẽ trả lời các vướng mắc thường gặp về khẩu trang y tế nhé.

1.Nên đeo khẩu trang gì để chống bụi siêu mịn

Hỏi:

Tôi ở TP HCM, lo lắng khi không khí ô nhiễm có bụi siêu mịn độc hại. Xin tư vấn loại khẩu trang gì để ngăn ngừa bụi này? (Diễm)

Đáp:

Khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ từ bụi mịn và bụi siêu mịn. Khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30 đến 40% lượng bụi và không có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự ô nhiễm không khí. 

Mọi người nên sử dụng khẩu trang phù hợp, đảm bảo chống bụi mịn PM2.5 hay PM2.5, ngăn vi khuẩn và các chất độc hại. Những khẩu trang này phải dùng chất liệu có khả năng lọc các vật chất nhỏ. Trong đó, khẩu trang chuyên dụng ký hiệu N95 hoặc N99 chứa than hoạt tính có thể giúp bạn tránh tiếp xúc trực tiếp hít những luồng không khí ô nhiễm vào đường thở. Tiêu chuẩn N95 có nghĩa là lọc được 95%, N99 là lọc 99% các loại bụi có trong không khí, kể cả bụi siêu mịn. Loại khẩu trang này được Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến nghị nên sử dụng ở thành phố ô nhiễm không khí.

Cần chọn khẩu trang ôm sát mặt nhằm chặn không khí bẩn vào mũi, miệng, cho phép tối đa 5% không khí đi qua các khoảng trống. Sử dụng khẩu trang cần có độ thoáng, người đeo phải thấy thoải mái, hô hấp bình thường. Chọn mua khẩu trang có nguồn gốc rõ ràng, cần thay khẩu trang sau 10 đến 15 ngày sử dụng với điều kiện bảo quản nơi thoáng mát. Nếu bạn chỉ có khẩu trang y tế thì nên mang hai cái khẩu trang tròng vào nhau.

Bác sĩ Võ Công Minh
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

 

1.Khẩu trang y tế có thể sử dụng nhiều lần?

Hỏi:

“Tôi đeo khẩu trang y tế khi đi đường, hai ngày mới thay một cái, vậy có tốt cho sức khỏe không, thưa bác sĩ?” (Hạnh 19 tuổi)

Đáp:

Bạn nên thay khẩu trang y tế mỗi ngày một cái và không mang liên tục quá 8 giờ.

Nếu bạn dùng khẩu trang nhiều ngày không thay mới, da mặt sẽ dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, nhiễm trùng và sinh mụn.

Cách lựa chọn khẩu trang y tế:

- Nên chọn loại có thương hiệu.

- Không gây dị ứng và không sinh nhân mụn.

- Khẩu trang chắc dai và không dễ dàng thấm nước.

Bác sĩ Trình Ngô Bỉnh

(Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM)

2.Khẩu trang có quạt thoát khí có chống lại bụi mịn được không?

Hỏi:

Dạo gần đây tôi thấy trên mạng có bán loại khẩu trang có quạt thoát khí, được quảng cáo có khả năng chống bụi siêu mịn. Không biết công dụng của nó có được như quảng cáo không? Mong nhận được tư vấn từ bác sĩ. (A. Lâm TP.HCM)

Đáp:

Các loại khẩu trang hiện nay trên thị trường, kể cả sản phẩm có gắn quạt mini, chỉ có tác dụng ngăn ngừa các loại bụi thông thường, khó chống được bụi mịn do vẫn có kẽ hở lớn và bụi vẫn lọt qua khuôn mặt qua đường này. "Các loại khẩu trang được quảng cáo ngăn bụi mịn PM2.5 thực chất đánh vào yếu tố tâm lý. Muốn ngăn bụi, chỉ có cách mang thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn mặt nạ chống độc. Tất nhiên, chúng có kích thước lớn, khó sử dụng thời gian dài và cũng gây mất thẩm mỹ".

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng,

Thuộc chuyên khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bình dân (TP HCM).

3.Làm sao để sử dụng khẩu trang y tế đúng cách

Hỏi:

Nhờ bác sĩ tư vấn giùm tôi, phải sử dụng khẩu trang sao cho đúng cách ạ. (C. Tuyền)

Đáp:

Nguyên tắc khi sử dụng khẩu trang chống bụi, vi khuẩn, virus là không được giặt, nếu khẩu trang bị bẩn cần loại bỏ và dùng cái khác. Bởi vì khẩu trang nếu giặt sẽ làm phá vỡ cấu trúc màng lọc của khẩu trang, khi đó khẩu trang sẽ như các loại thông thường, không còn chức năng lọc nữa. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả thì bạn nên chọn kích thước khẩu trang ôm khít mặt; sau khi sử dụng bảo quản khẩu trang ở nơi thoáng mát, thay khẩu trang sau 10 – 15 ngày sử dụng.

Bạn nên hạn chế ra ngoài đường trong những ngày không khí ô nhiễm nặng, nếu có việc cần ra ngoài đường cần đeo khẩu trang có chức năng lọc khí, khi đi ra ngoài về nên rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý.

Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh

Giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội– Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Chia sẻ: