Chân em dạo này thường xuyên tê nhức, ở phần gần cổ chân thấy có nổi gân xanh, hay bị vọp bẽ, có phải bị suy tĩnh mạch không ạ. Em nên khám ở chuyên khoa nào thì được ạ. Với em có người bạn cũng bị bệnh này, nó có bảo em sử dụng vớ suy tĩnh mạch để điều trị, nhờ bác sĩ tư vấn giùm ạ.
(Bạn Linh, 19 tuổi, TP.HCM).
ThS. Chu Văn Điểu-Chuyên khoa Thần kinh-Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW
Chào bạn,
Theo các triệu chứng bạn mô tả ở trên: đau nhức chân vào ban đêm, hay bị vọp bẽ, nổi gân xanh thì rất có khả năng bạn bị suy tĩnh mạch. Bạn có thể theo dõi thêm các thông tin và triệu chứng sau đây, để xác định rõ thêm:
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, người béo phì, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, hoặc làm công việc có tính chất đứng hay ngồi nhiều.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch do biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức sau thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ khiến thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra.
Suy giãn tĩnh mạch nông là bệnh dễ biết và quan sát nhất vì nó xuất hiện ngay dưới da. Tĩnh mạch bị giãn nổi lên ngoằn ngoèo như như những co giun trên bắp cơ tay và chân. Bệnh này cũng có yếu tố di truyền như mẹ có thể di truyền cho con gái.
Triệu chứng nhận biết bệnh
- Giai đoạn đầu:
- Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát
- Thường xuyên xảy ra chuột rút chân vào ban đêm
- Bị sưng phù xung quanh mắt cá chân, thấy rõ vào buổi tối
- Giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân
- Tê mỏi, đau nhức chân
- Các triệu chứng thường tăng lên vào chiều tối hoặc sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh...
- Giai đoạn hình thành huyết khối tĩnh mạch gây ra các triệu chứng:
- Ở giai đoạn sau này, Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện các dấu hiệu nặng và rõ ràng hơn như tĩnh mạch nổi hẳn lên nhìn rõ thấy bằng mắt thường, sờ thấy cứng và kèm theo cảm giác đau, có thể bị đỏ da (huyết khối tĩnh mạch nông)
- Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức, ngứa, có thể bị chảy máu và nhiễm trùng thứ phát (huyết khối tĩnh mạch sâu), da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc (loạn dưỡng da chân); có các vết loét đau, ban đầu nông sau đó lan rộng và sâu hơn đồng thời rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Theo mô tả triệu chứng thì có thể bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch nông, giai đoạn đầu. Bệnh này bạn đến khám tại khoa tim mạch, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ khám và chỉ định điều trị cho bạn nhé.
Vớ suy giãn tĩnh mạch được sử dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Nó giúp tạo áp lực từ cổ chân lên phần đùi, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược lại. Vớ suy giãn tĩnh mạch hỗ trợ rất tốt cho người bệnh suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn loại vớ phù hợp, cho tình trạng bệnh của mình.
- Sao đen là gì? Tác dụng và vị thuốc từ sao đen (31.10.2024)
- TÊN GỌI TIẾNG ANH CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ CHỨC DANH Ở ĐỊA PHƯƠNG (20.12.2023)
- Lợi ích tuyệt vời của chanh đào ngâm mật ong vào mùa đông (18.10.2022)
- CHUỐI GIÀ NAM MỸ của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (21.07.2021)
- Tranh chấp trong thẩm định giá có thể giải quyết thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án (15.07.2021)
- Công dụng chữa bệnh của cây vối (16.05.2020)
- Các biến chứng nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng (16.05.2020)
- Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa (16.05.2020)
- Võ hàu sông dùng làm thuốc chữa dương hư, sốt về chiều; chữa ra mồ hôi trộm; mộng tinh; đau bụng kin (16.05.2020)
- Bụi siêu mịn - Sát thủ vô hình và các biện pháp phòng ngừa (04.11.2019)